
Tên thường gọi là Đình Quý Khê ( tên nôm là Đình Làng Bùi là di tích lịch sử Văn Hóa thuộc thôn Quý Khê, xã Cẩm Hoàng, huện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Vào cuối thế kỷ XIX Quế khê thuộc tổng Bằng Quân gồm các xã, Nga Trạm, Ngọc Lâu, Phí Xá, Phú Quân và Quý Khê.
Đình nằm tại vị trí giữa thôn Quý Khê, mặt tiền quay về phía Nam, nhìn ra ao Đình, phía Đông giáp đường liên thôn phía Bắc giáp sân trung tâm của thôn phía Tây giáp khu dân cư. Di tích tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, cao ráo, thoáng rộng có cảnh quang đẹp.
Ngược dòng lịch sử: Cẩm Giàng xưa là vùng đất được hình thành do các lớp phù sa cổ của sông Thái Bình. "Từ đời Trần về trước gọi là huyện Đa Cẩm; thời thuộc Minh (1407 - 1427) cũng theo như thế, thuộc châu Thượng Hồng, lệ vào phủ Lạng Giang. Đời Lê Quang Thuận (1460 - 1469) đổi thành Cẩm Giàng, lệ vào phủ Thượng Hồng. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi phủ Thượng Hồng thành phủ Bình Giang. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838) trích lấy huyện này đặt làm phân phủ Kiên Lý. Năm Tự Đức thứ 5 (1852) bỏ phân phủ, đặt lại tri huyện, lãnh 14 tổng và 85 xã, thôn. Sau Cách mạng tháng 8/1945, xã Quý Khê chuyển thành thôn và sáp nhập với một số thôn khác thành lập xã mới, lấy tên là xã Cẩm Hoàng. Xã Cẩm Hoàng thuộc vùng chiêm trũng ven sông Cẩm Giàng, đời sống chính của nhân dân phụ thuộc vào nghề nông nghiệp trồng lúa nước.

Du khách về thăm di tích có thể xuất phát từ trung tâm thành phố Hải Dương theo đường 5A (hướng Hà Nội) đến thị trấn Lai Cách rẽ phải về xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng). Từ đây rẽ trái theo đường 394C đi tiếp khoảng 2km là đến xã Cẩm Hoàng là đến nơi có di tích, toàn tuyến đường rải nhựa rộng rãi, rất phù hợp với các loại phương tiện giao thông phổ biến như: Ô tô, xe máy, xe đạp.
Căn cứ vào kết quả điền dã, nghiên cứu, khảo sát di tích; Căn cứ vào hệ thống câu đối, đại tự; căn cứ vào thần tích - thần sắc hiện lưu trữ tại Viện Khoa học xã hội và lưu truyền trong nhân dân cho biết: Đình Quý Khê tôn thờ hai vị Thành Hoàng làng Từ Quang hướng thiện cư sĩ Đại Vương và Thần Hưu hoàng suý cư sĩ Đại Vương, là tướng của Phạm Đình Trọng - một vị công thần dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786).
Theo ý kiến của các cụ cao niên trong làng thì đình xưa được khởi dựng từ thời Nguyễn (TK 19), trùng tu vào năm 1929. Đây là một ngôi đình đẹp có kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Phía trước có 1 dãy giải vũ ba gian. Năm 1980, dãy giải vũ bị phá để mở rộng đường làng.
Công trình hiện nay có kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Những năm gần đây, di tích được chống xuống cấp và xây dựng một số công trình phụ trợ như nghi môn, tường bao nên khá khang trang. Hiện tại, đình thôn Quý Khê là nơi sinh hoạt tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân địa phương.
Tóm lại: Đình Quý Khê là một ngôi đình đẹp, đồng bộ từ toà đại bái đến toà hậu cung. Quy mô hoành tráng, gọn gàng và toạ lạc trên một cảnh quan đẹp. Di tích xứng đáng được xếp hạng để bảo vệ. vứi quy mô Long , Ly, Quy, Phượng, long mã (ly) ở trên bờ và long (rồng), trên cùng là phượng bay trên trời. Hoặc thể hiện tứ quý: Tùng, trúc, cúc, mai hóa long hết sức nghệ thuật. Các đầu dư đều chạm đầu rồng với phong cách thời Nguyễn.Thông qua các bức chạm này, chúng ta thấy được sự sáng tạo trong nghệ thuật truyền thống mà ông cha ta đã để lại. Đó là những tiêu bản hết sức quý báu giúp chúng ta khôi phục các công trình kiến trúc cùng thời.

Hệ thống giằng dọc của toà đại bái là hệ thống tàu, lá mái, xà hạ, xà thượng, hệ thống hoành bài trí theo lối "thượng tứ, hạ ngũ" chắc chắn. Các hoành vuông được soi chỉ, bào nhẵn, các hoành tròn được tạo dáng thon đều bào trơn, thượng lương chắc chắn có soi chỉ kép khá nghệ thuật. Hệ thống đấu tạo dáng những bông sen nở, dui liền, bản rộng và được bào nhẵn. Toàn bộ phần mộc đều có chất liệu bằng gỗ lim còn tốt, công trình không bị xuống cấp.
Phần nề ngoã bao gồm móng và tường xây bằng gạch chỉ. Phần mái kiến tạo bởi 4 đao cong có các bức phù điêu rồng chầu, phượng mớm, các con xô, chối. Hai đầu nhà được gắn lạc long, miệng ngậm bờ nóc, đuôi cuộn tròn vắt trên hồi đấu. Các chân cột kê bằng đá tảng. Mái lợp ngói mũi truyền thống.
Toà hậu cung bao gồm 3 gian nối với toà đại bái bởi gian cổ dải, tường hồi bít đốc tạo dáng quai chảo, phía sau đắp nổi đề án “Hổ phù"- hình tượng tín ngưỡng cầu no đủ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Gian cổ dải được kiến tạo bởi vì ván mê thay cho hệ thống các con thuận. Hai vì kèo trong cung cấm có kết cấu kiểu kèo cầu trụ báng. Hoành, rui bằng gỗ tứ thiết, móng tường xây bằng gạch chỉ, mái lợp ngói mũi truyền thống.
Bài trí thờ tự tại đình Quy Khê theo nguyên tắc cân đối, trang trọng. Chính giữa đại bái là ban thờ công đồng, tiếp theo là nhang án và các đồ tế như Bát hương, Mâm bồng, bình hoa, hai bên là bộ siêu đao bát bửu, tàn lọng, phía trên xà treo ba bức Đại Tự.( 1. Hòa Vi Quý 2. Thánh Cung Vạn Tuế 3. Tế Thần Như Tại)
Đình Quy Khê không chỉ là nơi thờ thành hoàng làng mà trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa

Phương,Đình được công nhận số 4701/QĐ – BVHTTDL ngày 18 tháng 12 năm 2009 tổng diện tích 730.9m2 diện tích xây dựng 203.7m2. Hằng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội truyền thống vào ngày mùng 5 đến ngày mùng 10 tháng giêng. Trong đó ngày mùng 6 là ngày trọng hội kỷ niệm ngày sinh của hai vị thành hoàng làng. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, lễ hội diễn ra long trọng theo nghi thức truyền thống, bắt đầu từ ngày mùng 5 nhân dân đã nô nức vào đám, trong lễ hội có tổ chức rước thần từ đình ra nghè (nghè cách đình 300m về phía Tây Nam, nghè hiện nay không còn, chỉ còn lại nền cũ), tế lễ ở nghè, sau đó rước về đình tiếp tục tế lễ. Sang ngày mùng 7, 8, 9 nhân dân trong làng tổ chức tế lễ và các trò chơi dân gian như đi cầu kiều, đập nồi đất, đánh cờ, bắt vịt, buổi tối có hát chèo, tuồng, ca trù...Ngày mùng 10 tế giã đám, kết thúc lễ hội. Lễ hội đình Quý Khê thu hút đông đảo quần chúng nhân dân trong vùng tham gia.